Vé máy bay đi Thanh Hoá
Nhắc đến Thanh Hóa người ta nghĩ ngay về mảnh đất địa linh nhân kiệt, với bề dày lịch sử, nơi sản sinh ra những anh hùng của dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, tỉnh Thanh Hóa còn có vị trí quan trọng vì là tỉnh lớn chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung của nước ta. Khám phá địa danh này bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản độc đáo, chiêm ngưỡng nhiều di tích lịch sử và đắm mình trong làn nước mát lạnh của bãi biển Sầm Sơn rất nổi tiếng của xứ sở Lam Kinh.
Đường bộ: Từ tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, bạn có thể mua vé xe khách chất lượng cao hoặc vé tàu để đến Thanh Hóa.
Đường hàng không: hiện nay, tại những sân bay của các phố lớn trong cả nước đều có chuyến bay tới sân bay Thọ Xuân. Nhưng để thuận lợi hơn thì bạn nên đặt vé sớm.
Sân bay Thọ Xuân là một sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Sân bay này có một đường băng dài 3200 mét. Đến thời điểm năm 2012, sân bay chỉ sử dụng cho hoạt động quân sự. Theo đề án mới đây sẽ cải tạo để chuyển sân bay này thành sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng.
Sân bay sẽ phục vụ máy bay tầm trung như Airbus A320-A321 hoặc tương đương. Vietnam Airlines dự kiến chuyến bay đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đến sân bay này vào ngày 5/2/2013 bằng máy bay tầm trung Airbus A321 184 chỗ.
Theo dự kiến ban đầu tần suất 5 chuyến một tuần vào các ngày thứ hai, tư, sáu, bảy và chủ nhật, cất cánh 7h20 tại Tân Sơn Nhất và cất cánh 10h tại Thọ Xuân, thời gian bay một chiều dự kiến là 1 giờ 55 phút, và sớm tăng lên mỗi ngày một chuyến. Ước tính năm đầu phục vụ khoảng 60.000 - 70.000 lượt khách. Sân bay này đang được xem xét khả năng là một sân bay dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài khi cần thiết.
Liên hệ tại http://vemaybaysaigon.vn/ ngay hôm nay, bạn sẽ nhận được 1 tấm vé đi Thanh Hóa với mức giá vô cùng hấp dẫn.
Ngược dòng thời gian cùng những địa danh lịch sử của vùng đất Lam Kinh
Di tích Lam Kinh
Thành Lam kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Được xây xựng bởi vua Lê Thái Tổ, thành Lam Kinh còn có tên là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu mặt nam nhìn ra sông - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.
Về Lam Kinh du khách sẽ được thưởng thức hương vị cay cay ngọt ngọt của chè lam Phủ Quảng, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn lạc và gừng và được nếm cái dẻo quạnh, đen nhanh nhánh của bánh gai Tứ Trụ, cái béo ngậy, giòn thơm của cá rô Ðầm Sét rán vàng, những sản phẩm nổi tiếng của Lam Kinh.
Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cử hành trọng thể. Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: Múa Xéc bùa, múa đèn Ðông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: Ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người.
Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.
Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.
Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.
Di tích Đông Sơn
Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của văn hoá đầu tiên ở Việt Nam.
Địa danh này (Đông Sơn) đã được đặt tên cho một nền văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước. Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
Khu di tích Hàm Rồng
Di tích thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, cụm di tích này gồm có đồi Quyết Thắng, đồi C4, cầu Hàm Rồng, nhà máy điện.
Các di tích được xếp hạng ở đây đều là những chứng tích về cuộc chiến đấu ngoan cường của các lực lượng vũ trang tại Thanh Hoá đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của giặc Mỹ trong những năm chúng điên cuồng bắn phá miền Bắc.
Ðền Ðồng Cổ
Đền Đông Cổ thuộc xã Yên Thọ, huyện Yên Ðịnh, cách thành phố Thanh Hóa 40 km về phía tây bắc.
Một trong những di tích nổi tiếng của xứ Thanh - bên cạnh Lam Kinh, thành nhà Hồ, làng cổ Đông Sơn - là đền Ðồng Cổ, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.
Thuở xưa, đường bộ còn xa xôi cách trở, đường sông là phương thức đi lại chủ yếu, ngôi đền nằm bên bờ hữu sông Mã này trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.
Theo những bậc đá lên đến ngôi miếu cổ trên núi Xuân, du khách có thể thu vào tầm mắt phong cảnh thật tuyệt vời của dòng sông Mã. Giữa đôi bờ bạt ngàn những ruộng ngô xanh mướt đang phất cờ, dòng sông mùa khô mang mầu ngọc bích hiền hòa trôi. Xa xa, phía bên kia sông là dáng hình thành Nhà Hồ, ẩn hiện trong sương mù mùa đông mờ ảo. Dưới chân núi, ngôi đền Ðồng Cổ lọt trong xanh tươi cây lá. Trước đền, hồ Bán Nguyệt như một mảnh gương nhỏ hắt bóng mây trời. Nơi đây, thời gian như được cô đặc lại từ lịch sử mấy ngàn năm tồn tại của ngôi đền, rắc lên đó một màn sương những câu chuyện huyền thoại.
Khám phá phong cảnh thiên nhiêm kỳ thú của mảnh đất Lam Kinh
Bãi biển Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, cách thành phố Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khai thác từ năm 1906.
Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên...
Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực... Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách.
Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Các khối đá có hình dáng đẹp, thế chênh vênh được gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy.
Đó là ba phiến đá lớn được xếp đặt tự nhiên đứng ở đó từ bao đời nay. Đến đây, bạn sẽ thấy một hòn đá lớn bằng phẳng nằm phía dưới như một cái bệ. Một hòn đá có đầu nhọn nằm chồng lên trên trông giống hình dáng con gà trống. Một hòn đối diện nhỏ hơn, có dáng tựa con gà mái.
Qua cổng là hồ sen, bốn bề kè đá. Tiếp theo là nhà Tiền đường gồm 5 gian, cột đá mài vuông cạnh. Sau nhà Tiền đường là một khoảng sân nhỏ, hai bên tả hữu là nhà tiếp khách và sửa lễ. Cuối sân là 3 gian hậu cung, dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi. Đối diện với đền trên là núi Gai, ở phía bên kia quốc lộ 1A là núi Tùng - nơi có lăng Bà Triệu.
Động Từ Thức
Động thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trước đây được gọi là động Bích Đào, sau được đổi tên là động Từ Thức vì gắn với câu chuyện tình "Từ Thức lấy vợ tiên" được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Động Từ Thức rất đẹp và gồm có hai phần: Động ngoài hẹp, sáng sủa, có miếu Sơn Thần và có bài thơ của Lê Quí Đôn khắc vào đá. Động trong rộng hơn và có nhiều cảnh trí tuyệt đẹp. Dưới ánh đuốc, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được nhân hoá thành một thế giới gần gũi với đời sống như "cây bạc", "cây vàng", "ao bèo", "rồng ấp trứng". Đi sâu vào nữa lại có cả giá chiêng, giá trống, phường bát âm, bàn cờ tiên,... trong động có "đường lên trời" và lối "xuống lòng đất".
Động Từ Thức không những là một danh thắng mà còn là một di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đền Độc Cước
Đền Độc Cước tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Đền mang tên Độc Cước gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.
Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập đền thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước.
Đường lên đền gồm có 40 bậc đá. Đền được lập từ đời Trần (1225-1400), dựng lại vào thời Lê và đã qua trùng tu nhiều lần. Phía sau đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.
Độc Cước không chỉ là một ngôi đền đẹp mà còn là một di tích của Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài khi đến tắm mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.
Núi Vọng Phu
Núi Vọng Phu thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía tây nam.
Đây là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hoá đá.
Vườn quốc gia Bến En
Vườn Quốc Gia Bến En thuộc địa phận huyện Như Xuân có tổng diện tích rừng tự nhiên là 16.634 ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh là 8.544 ha với một quần thể nhiều núi non, sông suối, vùng hồ trên núi với nhiều tên gọi và huyền tích về các địa danh.
Vườn quốc gia Bến En có nhiều sinh vật quí. Tại đây có tới 462 loài cây thuộc 125 họ thực vật, gồm những giống loài quý như lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương,... Có các loại thú quí hiếm như sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng,...
Phong cảnh của vườn quốc gia Bến En đầy thơ mộng. Hồ sông Mực rộng 3.000 ha với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ. Nhiều hang động nhũ đá lung linh huyền ảo.
Đến với vườn quốc gia Bến En, du khách có dịp tìm hiểu, nghiên cứu về các loài động thực vật quí hiếm ở đây, sống giữa rừng đại ngàn nghe chim kêu vượn hú thâu đêm, nướng cá bên khe suối,... thật thú vị.Trong tương lai Bến En sẽ trở thành một khu du lịch rất hấp dẫn.
Hang cá Cẩm Lương
Hang cá Cẩm Lương thuộc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
Trải qua đoạn đường dài gần 80km từ thành phố Thanh Hóa đến huyện Cẩm Thủy, qua bến đò du khách sẽ được ghé thăm hang cá Cẩm Lương (hay còn gọi là suối Cá "thần"), một trong những thắng cảnh thiên nhiên có vẻ đẹp độc đáo của vùng đất xứ Thanh.
Ở đây có đàn cá đông tới hàng ngàn con bơi lội tung tăng dưới lòng suối. Người dân địa phương coi đây là đàn cá “thần”, không bao giờ đánh bắt mà luôn tự nguyện bảo vệ đàn cá với mong ước thần linh ban cho mưa thuận gió hòa.
Hang cá có một hồ nước thật rộng lớn nằm trong lòng dãy núi Trường Sinh. Ðàn cá "thần" đông hàng ngàn con, tung tăng bơi lội dưới suối đổ dồn về phía bờ như để chào đón du khách đến thăm. Cá trông thật đẹp mắt, da cá óng mượt sắc vàng lẫn đen như khoác lên mình một lớp gấm quý, vây và môi cá hồng tươi rực rỡ, mỗi con nặng khoảng 20kg. Cá sinh sản ở trong hang, cá con lớn đến tầm 2kg thì theo đường cửa hang bơi ra suối Ngọc. Ðàn cá chỉ bơi lội ở suối Ngọc chứ không mấy khi bơi ra khỏi ngã ba suối, nơi có đền thờ Tứ phủ Long vương.
Từ đầu nguồn, theo con đường lên dãy núi Trường Sinh rợp bóng cây đăng, du khách sẽ đến cửa động Ðăng ở độ cao 70m so với mặt đất. Bước vào động, những thạch nhũ đa sắc màu, lấp lánh như kim cương từ vách động, vòm động rủ xuống, mang đến cho du khách bức tranh bồng lai tiên cảnh tuyệt mỹ. Ðộng Ðăng cao ráo, thoáng mát, ngước mắt nhìn lên vòm động, có cảm giác đang đứng dưới một bầu trời đầy sao của đêm hè mát rượi. Lòng động mênh mông sâu thẳm như không có điểm tận cùng. Tiếng róc rách của con suối nhỏ nép mình bên vách động chợt thu hút sự chú ý của du khách. Ðó là khởi nguồn của dòng nước trong hang cá Cẩm Lương.
Thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo xứ Thanh
Nem chua
Nhắc đến Thanh Hoá không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến.
Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đây, bánh gai Tứ Trụ thường chỉ được làm trong các dịp giỗ tết, đình đám và đặc biệt để cúng tiến trong các ngày lễ tết, ngày hội, ngày giỗ húy nhật của thành hoàng. Hiện nay, bánh được làm quanh năm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Bánh gai Thanh Hóa mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của gạo nếp, hương thơ nhẹ của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.
Bánh gai Tứ Trụ cùng với chè Sánh, chè Lược và cá rô Đầm Sét được coi là những đặc sản của vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Gỏi cá Sầm Sơn
Ai đó đã đến với cái Sầm Sơn đừng bỏ qua đặc sản gỏi cá, món ăn nổi tiếng của vùng biển xứ Thanh. Món này được chế biến từ những chú cá nặng khoảng 3-5 kg, thái lát mỏng, ướp đủ các loại gia vị, trộn với gạo hoặc ngô rang tán nhỏ.
Khi ăn chấm nước mắm và ăn kèm nhiều loại rau thơm như húng, ngò, răm, đinh lăng, lá sung, mơ tam thể,…
Thưởng thức món gỏi cá Sầm Sơn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của cá gỏi, mằn mặn, cay cay, beo béo của nước chấm hoà quyện với mùi vị của các loại rau thơm, thật là một cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời.
Rau đắng xứ Thanh
Mùi vị của món canh này không dễ gì bạn quen ngay. Nhưng nếu bạn nếm thử nó một vài lần, thì có thể sẽ ao ước mãi cái hương vị kỳ lạ cuốn hút như thôi miên. Người miền Nam đã quen với canh khổ qua (mướp đắng), nhưng canh đắng của người xứ Thanh còn đắng hơn bội phần.
Vị đắng của núi rừng xua tan cái ngấy ngán của bữa tiệc thịt cá, giúp ấm dần lên giữa ngày đông giá lạnh. Đến mùa hè nóng nực, thưởng thức canh đắng cũng thấy tỉnh hẳn người, bao mệt mỏi dường như tan biến. Mặc dù đắng nhưng thưởng thức chén canh này sẽ vương vấn lại trên môi bạn hương vị thật lạ lùng.
Còn nhiều lắm, nào là cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, ong Yên Khương, bánh đa cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... không thể kể hết được đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.
Vùng đất Thanh Hóa còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn. Hãy cùng http://vemaybaysaigon.vn/ thưởng thức nhiều đặc sản và chiêm ngưỡng những danh thắng cảnh nổi tiếng của đất Lam Kinh tươi đẹp này.
Nhắc đến Thanh Hóa người ta nghĩ ngay về mảnh đất địa linh nhân kiệt, với bề dày lịch sử, nơi sản sinh ra những anh hùng của dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, tỉnh Thanh Hóa còn có vị trí quan trọng vì là tỉnh lớn chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung của nước ta. Khám phá địa danh này bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản độc đáo, chiêm ngưỡng nhiều di tích lịch sử và đắm mình trong làn nước mát lạnh của bãi biển Sầm Sơn rất nổi tiếng của xứ sở Lam Kinh.
Đường bộ: Từ tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, bạn có thể mua vé xe khách chất lượng cao hoặc vé tàu để đến Thanh Hóa.
Đường hàng không: hiện nay, tại những sân bay của các phố lớn trong cả nước đều có chuyến bay tới sân bay Thọ Xuân. Nhưng để thuận lợi hơn thì bạn nên đặt vé sớm.
Sân bay Thọ Xuân là một sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Sân bay này có một đường băng dài 3200 mét. Đến thời điểm năm 2012, sân bay chỉ sử dụng cho hoạt động quân sự. Theo đề án mới đây sẽ cải tạo để chuyển sân bay này thành sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng.
Ngược dòng thời gian cùng những địa danh lịch sử của vùng đất Lam Kinh
Di tích Lam Kinh
Thành Lam kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Được xây xựng bởi vua Lê Thái Tổ, thành Lam Kinh còn có tên là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu mặt nam nhìn ra sông - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.
Về Lam Kinh du khách sẽ được thưởng thức hương vị cay cay ngọt ngọt của chè lam Phủ Quảng, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn lạc và gừng và được nếm cái dẻo quạnh, đen nhanh nhánh của bánh gai Tứ Trụ, cái béo ngậy, giòn thơm của cá rô Ðầm Sét rán vàng, những sản phẩm nổi tiếng của Lam Kinh.
Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cử hành trọng thể. Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: Múa Xéc bùa, múa đèn Ðông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: Ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người.
Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.
Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.
Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.
Di tích Đông Sơn
Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của văn hoá đầu tiên ở Việt Nam.
Địa danh này (Đông Sơn) đã được đặt tên cho một nền văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước. Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
Khu di tích Hàm Rồng
Di tích thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, cụm di tích này gồm có đồi Quyết Thắng, đồi C4, cầu Hàm Rồng, nhà máy điện.
Các di tích được xếp hạng ở đây đều là những chứng tích về cuộc chiến đấu ngoan cường của các lực lượng vũ trang tại Thanh Hoá đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của giặc Mỹ trong những năm chúng điên cuồng bắn phá miền Bắc.
Ðền Ðồng Cổ
Đền Đông Cổ thuộc xã Yên Thọ, huyện Yên Ðịnh, cách thành phố Thanh Hóa 40 km về phía tây bắc.
Một trong những di tích nổi tiếng của xứ Thanh - bên cạnh Lam Kinh, thành nhà Hồ, làng cổ Đông Sơn - là đền Ðồng Cổ, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.
Thuở xưa, đường bộ còn xa xôi cách trở, đường sông là phương thức đi lại chủ yếu, ngôi đền nằm bên bờ hữu sông Mã này trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.
Theo những bậc đá lên đến ngôi miếu cổ trên núi Xuân, du khách có thể thu vào tầm mắt phong cảnh thật tuyệt vời của dòng sông Mã. Giữa đôi bờ bạt ngàn những ruộng ngô xanh mướt đang phất cờ, dòng sông mùa khô mang mầu ngọc bích hiền hòa trôi. Xa xa, phía bên kia sông là dáng hình thành Nhà Hồ, ẩn hiện trong sương mù mùa đông mờ ảo. Dưới chân núi, ngôi đền Ðồng Cổ lọt trong xanh tươi cây lá. Trước đền, hồ Bán Nguyệt như một mảnh gương nhỏ hắt bóng mây trời. Nơi đây, thời gian như được cô đặc lại từ lịch sử mấy ngàn năm tồn tại của ngôi đền, rắc lên đó một màn sương những câu chuyện huyền thoại.
Khám phá phong cảnh thiên nhiêm kỳ thú của mảnh đất Lam Kinh
Bãi biển Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, cách thành phố Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khai thác từ năm 1906.
Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên...
Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực... Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách.
Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Các khối đá có hình dáng đẹp, thế chênh vênh được gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy.
Đó là ba phiến đá lớn được xếp đặt tự nhiên đứng ở đó từ bao đời nay. Đến đây, bạn sẽ thấy một hòn đá lớn bằng phẳng nằm phía dưới như một cái bệ. Một hòn đá có đầu nhọn nằm chồng lên trên trông giống hình dáng con gà trống. Một hòn đối diện nhỏ hơn, có dáng tựa con gà mái.
Qua cổng là hồ sen, bốn bề kè đá. Tiếp theo là nhà Tiền đường gồm 5 gian, cột đá mài vuông cạnh. Sau nhà Tiền đường là một khoảng sân nhỏ, hai bên tả hữu là nhà tiếp khách và sửa lễ. Cuối sân là 3 gian hậu cung, dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi. Đối diện với đền trên là núi Gai, ở phía bên kia quốc lộ 1A là núi Tùng - nơi có lăng Bà Triệu.
Động Từ Thức
Động thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trước đây được gọi là động Bích Đào, sau được đổi tên là động Từ Thức vì gắn với câu chuyện tình "Từ Thức lấy vợ tiên" được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Động Từ Thức rất đẹp và gồm có hai phần: Động ngoài hẹp, sáng sủa, có miếu Sơn Thần và có bài thơ của Lê Quí Đôn khắc vào đá. Động trong rộng hơn và có nhiều cảnh trí tuyệt đẹp. Dưới ánh đuốc, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được nhân hoá thành một thế giới gần gũi với đời sống như "cây bạc", "cây vàng", "ao bèo", "rồng ấp trứng". Đi sâu vào nữa lại có cả giá chiêng, giá trống, phường bát âm, bàn cờ tiên,... trong động có "đường lên trời" và lối "xuống lòng đất".
Động Từ Thức không những là một danh thắng mà còn là một di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đền Độc Cước
Đền Độc Cước tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Đền mang tên Độc Cước gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.
Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập đền thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước.
Đường lên đền gồm có 40 bậc đá. Đền được lập từ đời Trần (1225-1400), dựng lại vào thời Lê và đã qua trùng tu nhiều lần. Phía sau đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.
Độc Cước không chỉ là một ngôi đền đẹp mà còn là một di tích của Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài khi đến tắm mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.
Núi Vọng Phu
Đây là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hoá đá.
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En có nhiều sinh vật quí. Tại đây có tới 462 loài cây thuộc 125 họ thực vật, gồm những giống loài quý như lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương,... Có các loại thú quí hiếm như sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng,...
Phong cảnh của vườn quốc gia Bến En đầy thơ mộng. Hồ sông Mực rộng 3.000 ha với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ. Nhiều hang động nhũ đá lung linh huyền ảo.
Đến với vườn quốc gia Bến En, du khách có dịp tìm hiểu, nghiên cứu về các loài động thực vật quí hiếm ở đây, sống giữa rừng đại ngàn nghe chim kêu vượn hú thâu đêm, nướng cá bên khe suối,... thật thú vị.Trong tương lai Bến En sẽ trở thành một khu du lịch rất hấp dẫn.
Hang cá Cẩm Lương
Hang cá Cẩm Lương thuộc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
Trải qua đoạn đường dài gần 80km từ thành phố Thanh Hóa đến huyện Cẩm Thủy, qua bến đò du khách sẽ được ghé thăm hang cá Cẩm Lương (hay còn gọi là suối Cá "thần"), một trong những thắng cảnh thiên nhiên có vẻ đẹp độc đáo của vùng đất xứ Thanh.
Ở đây có đàn cá đông tới hàng ngàn con bơi lội tung tăng dưới lòng suối. Người dân địa phương coi đây là đàn cá “thần”, không bao giờ đánh bắt mà luôn tự nguyện bảo vệ đàn cá với mong ước thần linh ban cho mưa thuận gió hòa.
Hang cá có một hồ nước thật rộng lớn nằm trong lòng dãy núi Trường Sinh. Ðàn cá "thần" đông hàng ngàn con, tung tăng bơi lội dưới suối đổ dồn về phía bờ như để chào đón du khách đến thăm. Cá trông thật đẹp mắt, da cá óng mượt sắc vàng lẫn đen như khoác lên mình một lớp gấm quý, vây và môi cá hồng tươi rực rỡ, mỗi con nặng khoảng 20kg. Cá sinh sản ở trong hang, cá con lớn đến tầm 2kg thì theo đường cửa hang bơi ra suối Ngọc. Ðàn cá chỉ bơi lội ở suối Ngọc chứ không mấy khi bơi ra khỏi ngã ba suối, nơi có đền thờ Tứ phủ Long vương.
Từ đầu nguồn, theo con đường lên dãy núi Trường Sinh rợp bóng cây đăng, du khách sẽ đến cửa động Ðăng ở độ cao 70m so với mặt đất. Bước vào động, những thạch nhũ đa sắc màu, lấp lánh như kim cương từ vách động, vòm động rủ xuống, mang đến cho du khách bức tranh bồng lai tiên cảnh tuyệt mỹ. Ðộng Ðăng cao ráo, thoáng mát, ngước mắt nhìn lên vòm động, có cảm giác đang đứng dưới một bầu trời đầy sao của đêm hè mát rượi. Lòng động mênh mông sâu thẳm như không có điểm tận cùng. Tiếng róc rách của con suối nhỏ nép mình bên vách động chợt thu hút sự chú ý của du khách. Ðó là khởi nguồn của dòng nước trong hang cá Cẩm Lương.
Thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo xứ Thanh
Nem chua
Nhắc đến Thanh Hoá không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến.
Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đây, bánh gai Tứ Trụ thường chỉ được làm trong các dịp giỗ tết, đình đám và đặc biệt để cúng tiến trong các ngày lễ tết, ngày hội, ngày giỗ húy nhật của thành hoàng. Hiện nay, bánh được làm quanh năm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Bánh gai Thanh Hóa mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của gạo nếp, hương thơ nhẹ của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.
Bánh gai Tứ Trụ cùng với chè Sánh, chè Lược và cá rô Đầm Sét được coi là những đặc sản của vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Gỏi cá Sầm Sơn
Ai đó đã đến với cái Sầm Sơn đừng bỏ qua đặc sản gỏi cá, món ăn nổi tiếng của vùng biển xứ Thanh. Món này được chế biến từ những chú cá nặng khoảng 3-5 kg, thái lát mỏng, ướp đủ các loại gia vị, trộn với gạo hoặc ngô rang tán nhỏ.
Khi ăn chấm nước mắm và ăn kèm nhiều loại rau thơm như húng, ngò, răm, đinh lăng, lá sung, mơ tam thể,…
Thưởng thức món gỏi cá Sầm Sơn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của cá gỏi, mằn mặn, cay cay, beo béo của nước chấm hoà quyện với mùi vị của các loại rau thơm, thật là một cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời.
Rau đắng xứ Thanh
Mùi vị của món canh này không dễ gì bạn quen ngay. Nhưng nếu bạn nếm thử nó một vài lần, thì có thể sẽ ao ước mãi cái hương vị kỳ lạ cuốn hút như thôi miên. Người miền Nam đã quen với canh khổ qua (mướp đắng), nhưng canh đắng của người xứ Thanh còn đắng hơn bội phần.
Vị đắng của núi rừng xua tan cái ngấy ngán của bữa tiệc thịt cá, giúp ấm dần lên giữa ngày đông giá lạnh. Đến mùa hè nóng nực, thưởng thức canh đắng cũng thấy tỉnh hẳn người, bao mệt mỏi dường như tan biến. Mặc dù đắng nhưng thưởng thức chén canh này sẽ vương vấn lại trên môi bạn hương vị thật lạ lùng.
Còn nhiều lắm, nào là cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, ong Yên Khương, bánh đa cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... không thể kể hết được đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.
Vùng đất Thanh Hóa còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn. Hãy cùng http://vemaybaysaigon.vn/ thưởng thức nhiều đặc sản và chiêm ngưỡng những danh thắng cảnh nổi tiếng của đất Lam Kinh tươi đẹp này.